KCL Việt Nam
HOTLINE TƯ VẤN
0913 685 435
0

Thương mại điện tử trong ngành thời trang

Tiềm năng của thương mại điện tử trong lĩnh vực thời trang

Tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) của ngành thương mại điện tử thời trang dự kiến tăng 14,2% từ năm 2017 đến năm 2025. CAGR dự kiến sẽ đạt giá trị 1.000 tỷ USD vào năm 2025, trong đó thị trường Mỹ chiếm khoảng 20%, tương đương 204,9 tỷ USD.

Riêng tại thị trường Việt Nam, lĩnh vực thời trang đang là trụ cột chính của ngành thương mại điện tử, chỉ xếp sau ngành thực phẩm.

thoi-trang-hien-nay
Việc ra shop mua trang phục dần trở nên quá phổ biến và phải đối mặt với sức hút của việc mua hàng online

Lợi ích khi triển khai thương mại điện tử cho ngành thời trang

Mở rộng phạm vi kinh doanh

Việc triển khai thương mại điện tử sẽ giúp cho các thương hiệu thời trang có thêm một kênh bán hàng tiềm năng, tạo dòng thu song song với hoạt động kinh doanh offline ở các showroom. Ngoài yếu tố địa lý, thương mại điện tử còn phá vỡ các giới hạn về không gian, thời gian giúp khách hàng mua sắm mọi lúc, mọi nơi.

Đồng thời, thương mại điện tử còn là kênh tiếp cận phổ biến đến người tiêu dùng, đặc biệt là lĩnh vực thời trang nhanh cho nữ. Nhờ sự hỗ trợ của thương mại điện tử mà các hoạt động Marketing như Livestream, Shoppertainment (Mua sắm kết hợp giải trí), Affiliate, etc được diễn ra hiệu quả hơn, góp phần mở rộng phạm vi kinh doanh cho doanh nghiệp.

Thích nghi với sự thay đổi của người tiêu dùng

Sau đại dịch Covid-19 và lệnh giãn cách xã hội, hành vi người tiêu dùng đã có sự thay đổi lớn, chuyển dịch từ mua sắm offline sang online tăng dần theo thời gian ở mọi ngành hàng. Đặc biệt, riêng lĩnh vực ngành thời trang, tỷ lệ người mua sắm online đã tăng từ 18% lên 48% trong năm 2020 – 2021. Chính vì vậy, việc các doanh nghiệp thời trang triển khai thương mại điện tử là vô cùng cần thiết để thích ứng nhanh với sự thay đổi của người tiêu dùng và thị trường.

Hành vi của người tiêu dùng cũng thay đổi đáng kể sau đại dịch. Ngoài ra, thông qua các công cụ của thương mại điện tử, doanh nghiệp còn có thể tiến hành theo dõi, phân tích và tổng hợp hành vi tiêu dùng của từng nhóm đối tượng, việc mà mua sắm offline không thể làm được. Điều này giúp cho doanh nghiệp luôn có đủ dữ liệu tổng hợp và dự báo để triển khai các chiến lược kinh doanh phù hợp với hành vi người tiêu dùng ở cả hiện tại và tương lai.

Tăng trải nghiệm người dùng 

Việc mua hàng của người dùng sẽ được diễn ra nhanh chóng hơn khi áp dụng các công nghệ tăng trải nghiệm người dùng trong thương mại điện tử. Các trải nghiệm trực quan như hình ảnh, video, trải nghiệm thực tế ảo, etc giúp người dùng có đầy đủ thông tin và trải nghiệm về sản phẩm, thúc đẩy quá trình mua hàng diễn ra nhanh chóng hơn. Công nghệ giúp cho hoạt động mua sắm trực tuyến quần áo, phụ kiện, giày dép của người tiêu dùng diễn ra như mua sắm ở showroom.


Bài viết khác

nganh-may-mac

Kinh Doanh Vải

Hồng Ngọc Trân – sản xuất và kinh doanh vải Với quy mô nhà xưởng sẵn có, máy móc thiết bị và nhân sự lành nghề, chúng tôi luôn có sẵn nhiều loại vải khác nhau, chất lượng tốt nhất theo yêu cầu khách hàng, quý khách chỉ cần liên hệ đặt hàng, KCL sẽ…

thi-truong-may-mac

Ngành thời trang trong thị trường Việt Nam

Tổng quan thị trường thời trang Việt Nam Thị trường thời trang Việt giai có nhiều các biến đổi, nhu cầu mua sắm sử dụng tăng, thời trang không hề có quá nhiều đột phá so với những năm trước. Giai đoạn nền kinh tế Việt Nam bắt đầu có sự cải thiện. Điều này…

thoi-trang-trend

Xu hướng thời trang hiện nay

Xu hướng thời trang 2022 sẽ thay đổi, chắc hẳn vẫn còn nhiều người chưa biết đến nó. Thời trang năm nay hứa hẹn thật phong phú và đa dạng màu sắc với nhiều chất liệu vải và kiểu dáng độc đáo. Chúng tôi sẽ cập nhật xu hướng thời trang 2022 cho giới trẻ hứa hẹn…

Contact Me on Zalo
0913 685 435